-
24/08/2024
Chân cao chân thấp: Nguyên nhân do đâu? Điều trị ra sao?
Chân cao chân thấp là tình trạng rất nhiều người đang bị nhưng không biết rằng đây là bệnh lý. Nếu đôi chân bạn đang gặp tình trạng này thì phải xem ngay bài viết sau. Vì bài viết này sẽ giúp bạn biết rõ nguyên nhân vì đâu mà bị và cách điều trị phù hợp. Xem ngay để khắc phục ngay tình trạng bệnh lý này nhé.
Nội dụng chính
ToggleNguyên nhân dẫn đến tình trạng chân cao chân thấp
Chân cao chân thấp có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể cùng gặp phải tình trạng chân này nhưng nguyên nhân gây bệnh của mỗi người sẽ khác biệt. Thế nhưng theo thống kê, tình trạng chân này thường xuất phát từ những nguyên nhân chính sau.
Bẩm sinh
Bệnh chân thấp chân cao có thể là do bất thường bẩm sinh hoặc nguyên nhân không rõ ràng gây nên. Với trường hợp này, bệnh lý đã hình thành từ trong bụng mẹ khiến một chân bị ảnh hưởng. Dẫn đến tình trạng hai chân phát triển không đồng đều, gây chênh lệch. Đây có thể là hậu quả của các bệnh lý loạn sản ổ cối, bệnh Blount, chứng loạn sản khớp háng,… gây nên.
Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác
Chân cao chân thấp có thể không đến từ nguyên nhân chênh lệch chiều dài xương chân. Tình trạng chân này có thể là kết quả do ảnh hưởng từ những bệnh lý khác. Điển hình có thể từ các cơn đau mãn tính, viêm khớp,… Hoặc là do các vấn đề khác liên quan đến cột sống, khớp háng hoặc đầu gối. Ngoài ra, rối loạn thần kinh cơ gây ảnh hưởng đến tư thế cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn.
Do sự biến dạng của cấu trúc xương
Biến dạng của cấu trúc xương là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chân cao chân thấp. Gãy xương là một trong số nguyên nhân gây biến dạng cấu trúc xương điển hình nhất. Ngoài ra, viêm khớp ở trẻ vị thành niên cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Chấn thương sụn tăng trưởng hoặc các bệnh ở xương cũng là một vài nguyên nhân thường gặp khác.
Tập thể dục hoặc sinh hoạt không đúng tư thế
Tập thể dục hoặc sinh hoạt không đúng tư thế là nguyên nhân thường gặp khác mà ít người biết. Việc tập thể dục không đều hai bên gây mất cân bằng hoặc làm yếu cơ của một bên chân. Hoặc sinh hoạt trong tư thế đứng và ngồi không đúng cũng có thể gây nên chân cao chân thấp. Thế nhưng những nguyên nhân này chỉ có thể gây chênh lệch chiều dài giữa hai chân tạm thời.
Những biến chứng có thể gặp phải
Nhiều người cho rằng chân cao chân thấp sẽ chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ chứ không sao cả. Điều này hoàn toàn không đúng, vì bệnh lý này hoàn toàn có thể gây ra những biến chứng khác. Cụ thể, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng sau nếu để lâu không điều trị:
- Đi khập khiễng: chênh lệch chiều cao của hai chân sẽ khiến dáng đi không cân xứng. Sự chênh lệch càng lớn thì tình trạng đi khập khiễng của người bệnh sẽ trở nên nặng hơn. Và hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến việc đi lại và hoạt động thể chất.
- Đau khớp hoặc gây thoái hoá khớp: sự chênh lệch chiều dài sẽ khiến chân ngắn chịu áp lực hơn. Tình trạng này theo thời gian dài sẽ khiến cho chân dễ bị viêm ở các vị trí khớp. Nếu để lâu dài hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng đau khớp hoặc thoái hoá khớp.
- Vẹo cột sống: chân cao chân thấp sẽ khiến xương chậu và xương cột sống nghiêng về một bên. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng vẹo cột sống cho người bệnh.
Cách điều trị tình trạng chân cao chân thấp
Tình trạng chân cao chân thấp vẫn có những phương pháp điều trị nếu người bệnh muốn can thiệp. Tình vào tình trạng ảnh hưởng của bệnh lý đến người bệnh sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể phương hướng điều trị của bệnh lý này sẽ theo hướng bảo tồn hoặc phẫu thuật.
Điều trị bảo tồn
Là phương pháp điều trị không xâm lấn, phù hợp với sự chênh lệch độ dài hơn chân ít. Các phương pháp điều trị bảo tồn bạn có thể áp dụng như:
- Dùng đế lót giày: để bên chân ngắn hơn cân bằng lại với phần chân dài.
- Đi giày và nẹp chỉnh hình: khi phần đế lót cao hơn 5cm thì cần kết hợp thêm với nẹp chỉnh hình.
- Nắn chỉnh xương khớp: phương pháp này hỗ trợ giảm các cơn đau và điều chỉnh lại vị trí xương. Phù hợp với những trường hợp bệnh lý xuất phát từ cột sống và lệch xương chậu.
Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật sẽ là phương pháp cuối cùng để điều trị bệnh lý chân thấp chân cao nghiêm trọng. Có hai hướng phẫu thuật là rút ngắn hoặc kéo dài xương. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ kiểm tra và lựa chọn phương pháp phù hợp cho người bệnh. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần theo dõi và tập vật lý trị liệu, tái khám để ngăn ngừa biến chứng.
Với những thông tin trên, hy vọng iBone Fisio đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Nếu bạn đau cảm thấy mệt mỏi với những cơn đau do tình trạng chân cao chân thấp thì hãy để iBone Fisio giúp bạn. Tại đây với phương pháp nắn chỉnh xương khớp và massage trị liệu sẽ giúp bạn đánh bay cơn đau. Đồng thời phần nào hỗ trợ cải thiện đáng kể bệnh lý này. Với những phản hồi hài lòng từ khách hàng bên dưới, bạn hoàn toàn có thể đặt niềm tin nơi iBone.
Hãy chủ động liên hệ và đặt lịch trước để có được trải nghiệm tốt nhất nhé.
- Điện thoại: 0768.123.768
- Email: cskh@ibone.vn
- Cơ sở Quận 1 : 29A Cao Bá Nhạ, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
- Cơ sở Quận Tân Bình : 77 Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình
- Cơ sở Quận Bình Thạnh: Coming Soon
TIN TỨC LIÊN QUAN
Tin tức nổi bật
- Ghi chú ngay 3 địa chỉ massage trị liệu đau vai gáy siêu hay tại Hồ Chí Minh
- 5 triệu chứng thường gặp của thoát vị đĩa đệm thắt lưng
- Các bệnh về cơ xương khớp khám ở đâu tại TP HCM?
- Tay Cán Vá: Nguyên Nhân Và Những Gợi Ý Bài Tập Cho Tay
- Gia Đình Đóng Vai Trò Gì Trong Việc Giúp Người Bị Tai Biến Nhanh Hồi Phục