-
By: SEO editor
-
30/12/2023
Thoái Hóa Đốm Và Vôi Hóa Ảnh Hưởng Gì Đến Sức Khỏe Cột Sống
Cột sống là trụ cột của cả cơ thể, giúp chúng ta có thể vận động một cách linh hoạt. Tuy nhiên, cột sống có thể yếu đi dẫn đến vôi hóa theo thời gian. Thoái hóa đốm và vôi hóa ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe của mỗi người. Hãy cùng iBONE FiSiO tìm hiểu xem những điều này ảnh hưởng gì đến sức khỏe cột sống nhé!
Nội dụng chính
ToggleThoái hóa đốm đốt sống lưng là gì?
Thoái hóa đốm đốt sống lưng là một tình trạng bệnh lý xảy ra khi các đốt sống ở lưng bị thoái hóa. Khi đó sẽ làm hình thành các đốm vôi hóa trên bề mặt đốt sống. Đây cũng là một bệnh lý khá thường gặp ở những người cao tuổi. Bệnh sẽ thể hiện qua một vài triệu chứng như:
- Đau nhức: Một trong những triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh lý về đốt sống lưng. Cơn đau tập trung ở vùng lưng dưới, có thể lan xuống mông, chân.
- Cứng khớp: Xuất hiện khi mới ngủ dậy hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế.
- Hạn chế vận động: Thoái hóa đốt sống lưng có thể khiến cột sống bị cứng lại, hạn chế vận động.
Vôi hóa cột sống là gì?
Vôi hóa cột sống là tình trạng canxi lắng đọng trong các khớp của cột sống gây cứng và hạn chế vận động. Vôi hóa cột sống là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở người cao tuổi. Tương tự như thoái hóa hay vôi hóa cũng có những triệu chứng:
- Đau nhức: Đau thường xuất hiện ở vùng lưng, cổ, vai,… và có thể lan xuống các chi.
- Cứng khớp: Cứng khớp cũng là một triệu chứng phổ biến của vôi hóa cột sống. Cứng khớp thường xuất hiện khi mới ngủ dậy hoặc ngồi lâu.
- Hạn chế vận động: Khó khăn khi di chuyển hoặc thực hiện các động tác thể thao.
@ibone.vn Mỗi khi ngồi lâu bạn có làm động tác này không? Nếu có thì xem hết video này nhé #ibonefisio #ibonefisioviencoxuongkhop #coxuongkhop #thoiquenxau ♬ nhạc nền – Viện Điều Trị Cơ Xương Khớp
Nguyên nhân của thoái hóa đốm và vôi hóa là gì?
Hầu hết các bệnh về xương khớp đều có xuất phát từ các nguyên nhân chung. Trong đó cũng bao gồm cả bệnh về cột sống lưng. Các trường hợp bệnh thường do một vài nguyên nhân sau đây:
- Tuổi tác: Vôi hóa cột sống là một quá trình tự nhiên của cơ thể theo tuổi tác. Khi tuổi càng cao, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể giảm dần và từ đó lắng đọng lại trong các khớp.
- Không vận động thường xuyên: Nếu không rèn luyện sức khỏe thì cột sống của bạn cũng sẽ bị yếu đi. Lúc này, khớp sẽ càng dễ bị vôi hóa hơn nữa.
- Thừa cân: Tình trạng béo phì làm cho cột sống phải chịu thêm nhiều áp lực, dễ bị vôi hóa hơn những người duy trì cân nặng hợp lý.
- Chế độ ăn thiếu canxi: Canxi là thành phần quan trọng của xương khớp, thiếu canxi có thể khiến xương khớp yếu đi, dễ bị vôi hóa.
- Các bệnh lý: Một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, bệnh thận,… cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc vôi hóa cột sống.
Đọc ngay: Tổng Hợp Thói Quen Gây Hại Cho Lưng Mà Chúng Ta Cần Tránh
Thoái hóa và vôi hóa có ảnh hưởng gì?
Thoái hóa và vôi hóa cột sống không chỉ là những khía cạnh tự nhiên của quá trình lão hóa mà còn là những thách thức đối với sức khỏe cột sống. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi. Tất cả ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng vận động của người bệnh.
- Các cơn đau nhức: Triệu chứng thường trực mà người bệnh nào cũng sẽ gặp. Nó không chỉ giới hạn ở vùng lưng mà còn có thể lan xuống cổ, vai, và thậm chí là các chi.
- Khó khăn trong di chuyển, sinh hoạt: Vôi hóa làm cột sống ngày càng cứng lại. Người bệnh thường gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày như đứng lên, ngồi xuống, và đi lại.
- Tăng nguy cơ gãy xương: Mật độ xương giảm đi, làm tăng nguy cơ gãy xương, điều này đặc biệt quan trọng ở những người cao tuổi.
- Cột sống biến dạng: Thoái hóa và vôi hóa có thể dẫn đến biến dạng cột sống, như gù lưng hay vẹo cột sống, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe nói chung.
Để giảm nhẹ tác động của thoái hóa và vôi hóa cột sống, việc duy trì lối sống lành mạnh và thực hiện các bài tập vận động là quan trọng. Đồng thời, định kỳ kiểm tra sức khỏe cũng không thể thiếu cho một sức khỏe dẻo dai.
Phòng ngừa thoái hóa đốm và vôi hóa?
Để giảm nguy cơ bệnh, mỗi người nên chú ý hơn vào các thói quen trong cuộc sống. Đầu tiên cần duy trì cân nặng ổn định thông qua chế độ ăn uống cân đối và lối sống lành mạnh. Bên cạnh đó, hoạt động thể chất đều đặn giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và hỗ trợ cột sống. Bạn nên ưu tiên các hoạt động có lợi cho cột sống như đạp xe, yoga, bơi lội,…
Canxi và vitamin D chơi một vai trò quan trọng trong sức khỏe của xương. Bạn có thể bổ sung chúng qua thức ăn hoặc thêm vào chế độ dinh dưỡng của mình theo hướng dẫn của bác sĩ. Đừng quên duy trì một tinh thần lạc quan để loại bỏ áp lực đè nén lên cơ thể.
Trung tâm iBONE FiSiO hiện là địa chỉ uy tín hàng đầu trong việc điều trị bệnh lý xương khớp. Các phác đồ điều trị giúp cho người bệnh nhanh chóng quay lại cuộc sống bình thường với một hệ xương khớp thật sự khỏe mạnh. Người bệnh có thể đến khám tại 1 trong 2 chi nhánh tại Tân Bình hoặc quận 1, và được tư vấn hết sức chu đáo.
Kết luận
Nói tóm lại, thoái hóa đốm đốt sống lưng có thể gây nên khá nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe mỗi chúng ta. Điều quan trọng bạn cần nhớ chính là chăm sóc sức khỏe một cách khoa học cũng như thăm khám thường xuyên. iBONE FiSiO rất mong sẽ là người đồng hành cùng bạn trên chặng đường bảo vệ xương khớp!