-
18/11/2024
Sái quai hàm có phải là bệnh lý? Phải làm gì khi bị và điều trị ra sao?
Thường xuyên bị sái quai hàm có phải là đang mắc phải bệnh lý gì bất ổn? Mỗi khi gặp phải tình trạng sái hàm cần làm gì và có điều trị được không? Hãy để iBone Fisio mang đến cho bạn những thông tin chính xác nhất về tình trạng thường gặp này.
Nội dụng chính
ToggleSái quai hàm là gì?
Sái quai hàm theo cách gọi chuyên môn y khoa sẽ là trật khớp thái dương hàm. Đây là tình trạng khớp nối này bị lệch ra khỏi vị trí bình thường. Làm ảnh hưởng đến các chức năng cần thiết trong sinh hoạt như: nhai, nói chuyện, cười và thậm chí là hít thở. Trật khớp thái dương hàm có thể xảy ra do sự cố đột ngột hoặc hàm bị mở quá rộng. Ngoài ra cũng có thể do ảnh hưởng từ các căn bệnh liên quan đến khớp thái dương hàm. Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng này nên thăm khám để điều trị kịp thời.
Các triệu chứng nhận biết
Nhiều người thường nghĩ rằng sái quai thường xảy ra đột ngột nhưng thật ra chúng vẫn có biểu hiệu báo trước. Những triệu chứng của việc lệch khớp này rất quen thuộc nhưng ít ai biết là báo hiệu của bệnh. Cụ thể nhất chính là 6 triệu chứng thường gặp sau:
Đau nhức gần vùng khớp thái dương hàm
Khớp thái dương hàm nằm ở phía trước tai, kết nối xương hàm dưới và xương thái dương hộp sọ. Người bị sái quai hàm thường sẽ có triệu chứng đau ở vùng xung quanh khớp thái dương hàm này. Đôi khi cơn đau có thể lan ra hai bên mặt, tai, cổ và thậm chí là vai.
Cứng hàm khi bị sái quai hàm
Thường xuyên cảm thấy khó khăn khi đóng mở miệng, hoặc có cảm giác cứng và kẹt hàm. Một số người có cảm giác khớp hàm bị kẹt trong một tư thế nào đó hoặc không thể mở miệng hoàn toàn.
Nghe âm thanh lục cục ở khớp hàm
Những âm thanh lách cách, lục cục khi cử động hàm cũng là triệu chứng của sái quai hàm. Tiếng kêu này xuất hiện nhiều mỗi khi cử động hàm khi nói hoặc nhai.
Sưng và viêm vùng quai hàm
Sái quai hàm cũng có thể gây nên sưng và viêm những vùng gần đó. Người bệnh có thể sẽ thấy khó chịu và những cơn đau kèm theo.
Đau đầu và đau tai
Vùng khớp thái dương hàm nằm gần tai nên có thể sẽ gây đau tai mỗi khi phát bệnh. Ngoài ra nơi đây còn liên quan đến các dây thần kinh cảm giác vùng đầu nên vẫn có thể gây đau đầu.
Gây khó nuốt
Việc nhai và nuốt thức ăn cũng sẽ bị ảnh hưởng do sai quai hàm. Người bệnh sẽ có thể gặp chịu chứng khó nhai và cảm giác khó nuốt khi ăn.
Cách khắc phục và điều trị khi mắc phải
Nếu lỡ gặp tình trạng sái quai hàm thì cần làm gì và có cách nào điều trị dứt điểm? Dưới đây là cách khắc phục ngay lập tức tình trạng này và những phương pháp điều trị dứt điểm.
Nắm hàm khi bị sái quai hàm
Việc đầu tiên cần làm khi bị sái quai hàm chính là cần nắn hàm về đúng vị trí ban đầu. Nhưng không được tự ý nắn hàm mà cần được bác sĩ có chuyên môn thực hiện. Vì thế nếu có người gặp phải tình trạng này hãy đến ngay bác sĩ có chuyên môn để nắn hàm.
Điều trị bằng thuốc
Nếu bạn thường xuyên bị sái quai hàm đồng nghĩa bạn đang gặp những bệnh lý khớp thái dương hàm. Chính vì thế việc thăm khám và điều trị những bệnh lý này là cần thiết. Giải pháp điều trị bằng thuốc luôn được ưu tiên lựa chọn cho bệnh nhân. Việc dùng thuốc và liều lượng cần tuân theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Phẫu thuật
Đây sẽ là giải pháp điều trị cuối cùng dành cho những trường hợp sái quai hàm nặng. Chỉ khi việc nắn chỉnh khớp không mang lại hiệu quả hoặc khớp thái dương hàm tổn thương quá nặng. Trong những trường hợp này, người bệnh cần phẫu thuật để chỉnh sửa lại khớp và các mô xung quanh.
Điều trị bằng giải pháp toàn diện các bệnh lý khớp thái dương hàm tại iBone Fisio
Nếu nguyên nhân sái quai hàm của bạn là do bệnh lý khớp thái dương hàm thì hãy đến ngay với iBone Fisio. Tại đây sẽ mang đến cho bạn giải pháp điều trị toàn diện nhất các bệnh lý này. Bằng cách kết hợp các phương pháp đa dạng và thiết bị siêu âm khớp TMJ hiện đại. iBone Fisio sẽ giúp bạn giải quyết triệt để mọi bệnh lý liên quan khớp thái dương hàm. Từ đó xoá bay những trường hợp sái khớp hàm ra khỏi cuộc sống của bạn.
Với những thông kể trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sái quai hàm. Nếu có thêm những thắc mắc và cần tư vấn thêm đừng quên liên hệ ngay iBone Fisio nhé.
Hãy chủ động liên hệ và đặt lịch trước để có được trải nghiệm tốt nhất nhé.
- Điện thoại: 0768.123.768
- Email: cskh@ibone.vn
- Cơ sở Quận 1 : 29A Cao Bá Nhạ, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
- Cơ sở Quận Tân Bình : 77 Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình
- Cơ sở Quận Bình Thạnh: Coming Soon